(Website Văn phòng) – UBND TPHCM đã ban hành quyết định về quy định cơ chế phối hợp thực hiện công tác tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác trên địa bàn TP.

Đối tượng điều chỉnh là trẻ em, người lang thang xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ, cần tổ chức tập trung, bao gồm: người sinh sống nơi công cộng; trẻ em, người lang thang xin ăn, xin tiền dưới bất kỳ hình thức nào như đàn hát để xin, giả danh tu sĩ Phật giáo để đi khất thực hoặc những hành vi đi xin nhưng có tính đối phó khi kiểm tra như bán vé số, bán bánh, kẹo và các hành vi khác.

Công tác kiểm tra, tổ chức tập trung đối tượng

Khi phát hiện đối tượng, Tổ công tác của xã, phường, thị trấn tổ chức tập trung và giải quyết theo từng nhóm.

Theo đó, đối với đối tượng có sức khỏe yếu, suy kiệt; nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm (như phong, AIDS hoặc lao đa kháng thuốc) hoặc có hành vi quá khích, nghi vấn tâm thần gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn xã hội; Tổ công tác lập biên bản ghi nhận, liên hệ và đưa đến các bệnh viện tuyến quận, huyện, TP Thủ Đức để được thăm khám, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị kịp thời. Trường hợp cần ý kiến chuyên khoa hoặc tuyến trên, bệnh viện mời hội chẩn hoặc chuyển tuyến nếu cần thiết. Tổ công tác cử cán bộ phối hợp với cơ sở y tế quản lý đối tượng trong suốt thời gian nằm viện, thường xuyên giữ liên lạc với cơ sở y tế để kịp thời hỗ trợ đối tượng trong thời gian điều trị.

Trường hợp đối tượng xác định mắc các bệnh truyền nhiễm (bao gồm: bệnh phong, AIDS hoặc lao đa kháng thuốc), Tổ công tác trực tiếp tổ chức đưa đối tượng đến Khu điều trị phong Bến Sắn (Bình Dương) hoặc Bệnh viện Nhân Ái (Bình Phước) trực thuộc Sở Y tế TPHCM để được chẩn đoán, tiếp nhận và điều trị phù hợp.

Trường hợp đối tượng được xác định không mắc các bệnh truyền nhiễm, sức khỏe ổn định và được xuất viện (nếu có), Tổ công tác đến tiếp nhận và giải quyết theo quy định.

Đối với các đối tượng khác, Tổ công tác lập biên bản ghi nhận hành vi, ghi nhận thông tin cư trú do đối tượng cung cấp.

Đối với các trường hợp là người nước ngoài, Thực hiện theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoại tại Việt Nam hoặc hướng dẫn của Công an TP.

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.

Các đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận đối tượng trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú: Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần (đối với đối tượng có hành vi quá khích, nghi vấn tâm thần sau khi được điều trị ổn định và xuất viện), Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết dừng trợ giúp xã hội: Do Giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định.

Hồ sơ và thủ tục đưa đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 27 và khoản 2 Điều 28 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ.

Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại các Trung tâm không quá 90 ngày.

Công tác quản lý trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú: Các Trung tâm phải thực hiện xác minh nơi cư trú của đối tượng.

Minh Thư.



 Liên kết website
9.803.678
Đang truy cập : 373
/portal/Home/Gop-y/default.aspx
/portal/home/photos
http://huongsenhotel.com.vn